NHÀ MÁY CHÈ CỔ NHẤT VIỆT NAM
|
|
Cách thành phố Đà Lạt 20 km về hướng Đông
Nam, vùng chè Cầu Đất ở thôn Trường Thọ xã Xuân Trường hiện dần ra với
một màu xanh ngát trải dài trên những ngọn đồi nối tiếp nhau ở độ cao
trên 1650m so với mặt nước biển, quanh năm khí hậu lạnh và sương mù bao
phủ. Với những đặc thù về khí hậu và điều kiện tự nhiên độc đáo đã đem
lại cho sản phẩm chè cầu đất hương vị tự nhiên tuyệt vời mà không sản
phẩm chè nào có thể so sánh được.
|
 |
|
|
Vườn chè trên cao nguyên
|
|
Với quy mô trên 230ha chè chất lượng cao đã tạo nên vùng
nguyện liệu tốt nhất phục vụ cho sản xuất chè đen OTD nổi tiếng, chè
Oolong cao cấp, chè xanh viên và chè xanh đặc sản Cầu Đất, đã cung cấp
cho thị trường trong và ngoài nước từ 350 đến 400 tấn sản phẩm mỗi năm.
Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh chế biến và xuất khẩu các loại nông,
lâm, thổ sản khác như: cà phê, rau, hoa, quả .... các dịch vụ du lịch
sinh thái, tham quan dã ngoại, dịch vụ lưu trú. Đặc biệt sản xuất kinh
doanh rượu vang. Sản phẩm của Công ty được khách hàng trong và ngoài
nước tín nhiệm.
"Đặc sản chè xanh Cầu Đất" được tặng huy
chương vàng hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp Việt Nam 2003, giải
thưởng Sao vàng Đất Việt 2003.
Lịch sử hình thành và phát triễn |
|
Cách trung tâm thành phố Đà Lạt 22km về
hướng Đông Nam, có một vùng trà nổi tiếng được trồng từ năm 1927 do Công
ty cổ phần Trà cổ Cầu Đất - Đà Lạt đầu tư khai thác đến nay, với Tên
gọi ban đầu là Sở Trà Cầu Đất, Xuân Trường “L'Arbre Broyé”. Trải qua
nhiều giai đoạn lịch sử và qua nhiều đời giám đốc do người Pháp tổ chức
gieo trồng, thu hoạch và quản lý từ lúc mới thành lập, cho đến nay hương
vị “ chát chát và ngòn ngọt” đặc trưng của những cây trà cổ Cầu Đất
trên 80 tuổi càng thêm đậm đà và thanh khiết.
Đặc trưng của khí hậu : ở độ cao 1650m so với
mực nước biển, khí hậu lạnh sương mù bao phủ quanh năm đã ưu đãi cho cây
trà ở Cầu Đất có những tố chất vượt trội so với các loại trà được trồng
ở những vùng khác.
Giai đoạn từ 1927 đến 1954
- Người Pháp đến khai hoang và thành lập nên Sở Trà Cầu Đất.
- Để thành lập nên Sở Trà Cầu Đất những ông chủ
người Pháp đầu tiên trong đó có Monsieur Lortholary, De Guigo đã đi về
các tỉnh miền Trung để chiêu mộ nông phu như : Quảng Nam , Quảng Ngãi,
Phú Yên ....
- Trong thời gian này nhà máy chủ yếu sản xuất
chè đen, sản phẩm được đưa về Pháp tiêu thụ và xuất khẩu sang các nước
khác ở Châu Âu.
Giai đoạn 1960 đến 1975:
- Là giai đoạn tiếp theo của những ông chủ người
Hoa như Huỳnh Như Anh; Ngô Như Tân. Nhưng sau đó họ cũng lần lượt về
nước.
Giai đoạn từ 1975 đến 2005:
- Do nhà nước quản lý.
Giai đoạn từ tháng 12-2005 cho đến nay
- Chuyển sang cổ phần hóa do Công ty CP TM Toàn
Lực (Trong nhóm Vidon Group) đầu tư tài chính và cử người quản lý điều
hành.
- Bắt đầu đa dạng hóa sản phẩm trồng thêm một số giống chè Đài Loan.
- Sản phẩm được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi nước ngoài thông qua các đối tác.
- Đăng cai tổ chức lễ hội văn hóa trà lần đầu tiên tại tỉnh Lâm Đồng năm 2007.
- Trong tương lai sẽ đầu tư phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và ẩm thực-trà đạo Cầu Đất, Đà Lạt.
Có một làng chè Trường Xuân
Sau hơn 88 năm có mặt và cắm rễ trên
vùng đất đỏ bazan màu mỡ của vùng Cầu Đất (Xuân Trường), cây chè đã trở
thành chứng nhân lịch sử của biết bao thế hệ nông phu... Giờ đây những
gốc chè cổ thụ có gần trăm năm tuổi kia vẫn tiếp tục còn chứng kiến sự
đi lên cũa một vùng chè cổ nhất Việt Nam ...
Những ông chủ người Pháp thành
lập nên Sở trà Cầu Đất (Entre Rays) vào năm 1927 (với tổng diện tích
trồng chè lên đến hơn 600ha), những cây chè giống Shan Tuyết đầu tiên
được gieo hạt và nảy mầm trên vùng đất này.
Tháng 2-2005, Cty Chè Cầu Đất
chính thức được cổ phần hóa với vốn điều lệ ban đầu 6 tỷ đồng (2 cổ đông
chính của Cty CP Chè Cầu Đất – Đà Lạt hiện nay là Cty CP Giấy Viễn Đông
và Sacombank). Vì nằm trên độ cao 1.650m nên khí hậu, thổ nhưỡng của
vùng Cầu Đất rất thích hợp cho cây chè; hàm lượng chất kết tinh trong lá
chè rất cao, hương vị đậm đà.
|
|
|
|